SEO là gì và tại sao website của bạn lại phải làm SEO
Khi tìm kiếm trên Google cụm từ: SEO là gì? Tôi nhận được 2 560 000 kết quả trả về để trả lời cho câu hỏi này, ngoài đời thực các cong ty seo da nang cũng nhận được khá nhiều khách hàng hỏi về điều này. Vậy SEO là gì ? SEO làm gì? SEO hoạt động như thế nào? Tại sao chúng ta cần SEO?
SEO được viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm). SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website, làm cho website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… khi người dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan.
Vậy thì SEO là gì?
Bài viết này, thiết kế web Đà Nẵng sẽ giải thích rõ cho các bạn còn thắc mắc về SEO để hiểu rõ bản chất của nó. SEO cũng được coi là một lĩnh vực trong việc tiếp thị, truyền thông và quảng bá, là một ngành nghề tiếp thị hay dành cho những người làm công việc tối ưu hóa thiết bị tìm kiếm, người đưa ra phương pháp tối ưu cho website.
Thông qua SEO, các quản trị có thể đưa trang web của họ lên vị trí cao trong SERP (Search engine result page – trang kết quả tìm kiếm) với những từ khóa liên quan nhằm tăng lượt truy cập và tính cạnh tranh với đối thủ.
SEO là một công việc riêng, một việc rất độc lập nhưng đôi khi là một trong những chiến dịch quảng cáo của các quản trị. Nếu nhận thức được tầm quan trọng của SEO, người quản trị sẽ gặt hái được nhiều thành công, kiếm được nhiều nguồn khách hàng khổng lồ từ các công cụ tìm kiếm.
Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng
Thiet ke web da nang giới thiệu những yếu tố quan trọng nhất trong SEO:
Unique Content – Nội dung duy nhất: con bài chiến lược mà dân SEO có câu nói “Content is king – nội dung là vua” nhằm tôn vinh giá trị của nội dung đối với thứ hạng của website.
Backlinks – Liên kết trở về: Yếu tố quan trọng vào loại bật nhất trong danh sách 5 yếu tố tôi đề cập. Bạn có thể bắt gặp các liên kết trên các website hoặc blog ở những mục như “Blogroll”, “Friends”, “Liên kết”, “Quảng cáo”… Nếu site A đặt liên kết đến một site B nào đó, những liên kết đến site B cũng đồng nghĩa bình chọn cho site B một điểm chất lượng và một backlinks. Số lượng backlink càng nhiều website B sẽ có Pagerank càng cao, website bình chọn (site A) có PR càng cao thì các backlinks của nó càng có giá trị và tất nhiên tỉ lệ hiển thị ở những vị trí tốt nhất của Google cũng càng cao hơn.
Traffic – lưu lượng truy cập website: Đây cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Với lượng traffic cao, website của bạn sẽ có PR ( viết tắt của pagerank) tốt hơn so với những website có lượng traffic thấp hơn. Thông thường, traffic cao và PR cao thường đi chung với nhau, bởi vậy muốn website có PR cao bạn phải đẩy mạnh các hoạt động marketing website để giới thiệu nó đến mọi người. Về vấn đề này tôi nghĩ tùy thuộc vào mỗi website và mỗi cách làm khác nhau.
Keywords – Từ khóa: mang nghĩa khá rộng khi nói đến các công cụ tìm kiếm cũng như kĩ thuật SEO (Search Engine Optimization). Từ khóa là một từ hoặc một cụm từ mô tả nội dung của website của bạn. Trang web của bạn sử dụng từ khóa nào tùy thuộc vào nội dung của website bạn Tùy thuộc vào nội dung khác nhau, từ khóa sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến nội dung cũng như PR của bạn. Bạn có thể đặt từ khóa ở URL, các thẻ mô tả (description), thẻ keyword… Tuy nhiên, để sử dụng từ khóa hiệu quả bạn cần phải có những kiến thức về SEO. Việc đầu tiên và dễ dàng nhất bạn có thể làm là hãy đặt các từ khóa cần thiết liên quan đến website vào thẻ title, keyword, description…
Pages indexed – lượng trang đã được đánh chỉ mục: Một trang web được các công cụ tìm kiếm (đặc biệt là Google) đánh chỉ mục nhiều cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ có PR cao. Việc này không phải dễ dàng và khá tốn thời gian. Bạn phải đăng ký với các công cụ tìm kiếm để nó có thể đánh chỉ mục dữ liệu trên website bạn. Đồng thời, việc đánh chỉ mục cũng giúp bạn hiển thị trên kết quả tìm kiếm của người dùng và lái người dùng đến website của bạn để tăng traffic. Ngoài ra bạn cũng đừng quên tạo sitemap cho website.
On-Page : “On-page” SEO đơn giản chỉ hướng đến nội dung của trang Web. Bằng việc cải tiến lại code và nội dung cho trang Web các Search Engine sẽ tìm đến Website của bạn. “On-page” SEO chủ yếu là cải tiến các HTML tags – bao gồm thẻ Heading H1, thẻ Title, thẻ Bold, thẻ Italic …. Điều này cần bạn cần chú ý khi lên mô hình website và kết hợp với công ty thiết kế website mới có thể có hiệu quả cao nhất
SEO làm những gì?
Hiện nay, việc làm SEO ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến, nó được coi như một nghề hái ra tiền, một việc làm đầy tính tư duy hay một lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo độc đáo !
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng.
Hầu hết người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày và có thể chỉ nhìn vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế nếu như một khách hàng đang tìm kiếm trang web của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai của kết quả tìm kiếm, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang của bạn.
Google quyết định thứ tự trên trang kết quả tìm kiếm như thế nào?
Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự của kết quả tìm kiếm và những thuật toán chính xác này là một bí mật – điều tương tự cũng xảy ra đối với các công cụ tìm kiếm của Yahoo hay Microsoft. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn được tách biệt giữa các yếu tố nằm trên trang web như văn bản thực tế và nội dung, và các yếu tố nằm ngoài trang web bao gồm số lượng các đường link từ bên ngoài đến các website đó.
Làm sao để trang web được các công cụ tìm kiếm để mắt tới?
Google công khai các hướng dẫn SEO của mình. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng trang web của bạn được công cụ tìm kiếm biết đến, điều này có nghĩa là có một “con nhện” tự động bò trên nội dung trang web của bạn và đưa nó vào trong bản đồ.
Từ đó, việc tối ưu hóa phụ thuộc vào việc kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật. Về cơ bản, nội dung, đặc biệt là tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường dùng. Một số trang web có thể cố gắng để “lừa” Google, hoặc bằng cách tải các trang web với quá nhiều các từ khóa không liên quan, hoặc thông qua các trang trung gian có các đường link mà không mang nội dung nào cả.
Có phải trả tiền để được xếp hạng cao ở các trang tìm kiếm?
Bạn có thể trả tiền cho các trang web tài trợ (sponsor link), nhưng đó là cách khá đắt đỏ để có được khách hàng, đặc biệt nếu như bạn có rất nhiều khách hàng ghé thăm. SEO tập trung vào việc tác động đến danh sách kết quả tìm kiếm có hệ thống.
Bạn có thể trả tiền cho một chuyên gia SEO để khuyên mình làm thế nào để tăng thứ hạng của mình, nhưng bạn không thể trực tiếp trả tiền cho Google để được xuất hiện ở thứ hạng cao.
Một phần quan trọng của SEO là xác định từ khóa và lặp lại chúng trong các đề mục, các đoạn mở đầu và trong địa chỉ trang web. Các đường link đến với những bài khác từ trang chủ cũng có tác dụng. Bởi vì trang chủ thường được các công cụ tìm kiếm biết đến nhiều hơn.